Advertisement

Main Ad

Văn hóa xứ Huế

 

Văn hóa xứ Huế


Di sản văn hóa Huế

+ Quần thể di tích Cố đô Huế

Nằm ở bờ Bắc sông Hương, Quần thể di tích Cố đô Huế được xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên một mặt bằng với diện tích hơn 500ha và được giới hạn bởi ba vòng thành theo thứ tự ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành.

 

Đây là quần thể di tích tiêu biểu cho những thành tựu về kiến trúc, điêu khắc, thẩm mỹ và sức lao động sáng tạo của con người Việt Nam trong suốt một thời gian dài, đặc biệt là trong nghệ thuật và kiến trúc, quy hoạch thành phố và bài trí cảnh quan, được đánh giá như một “kiệt tác đô thị, một điển hình nổi bật của một Kinh đô phong kiến Phương Đông.

 

Trong Quần thể di tích Cố đô Huế có 16 điểm di tích được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, đó là:

 

1.Kinh thành ở bờ Bắc sông Hương bảo vệ cho Khu vực hành chính của Nhà Nguyễn và là nơi ở của Hoàng Gia;

2. Hoàng thành nằm ở trung tâm của Kinh thành là nơi ở và làm việc của các vua Nhà Nguyễn;

3. Lăng Gia Long “Hoành tráng Gia Long”;

4. Lăng Minh Mạng “Thâm nghiêm Minh Mạng”;

5. Lăng Thiệu Trị “Khoáng đạt Thiệu Trị”;

6. Lăng Dục Đức “Giản dị Dục Đức”;

7. Lăng Tự Đức “Thơ mộng Tự Đức”;

8. Lăng Đồng Khánh “Xinh xắn Đồng Khánh”;

9. Lăng Khải Định “Tinh xảo Khải Định”;

10. Văn Miếu, nơi thờ Khổng Tử và dựng bia khắc tên các Tiến sỹ thời Nguyễn;

11. Đàn Nam Giao, nơi vua tế trời;

12. Chùa Thiên Mụ, biểu trưng Phật giáo của Huế;

13. Hổ Quyền, đấu trường duy nhất còn lại ở châu Á dành cho voi và hổ;

14. Điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu;

15. Trấn Bình Đài, án ngữ bảo vệ đường sông của Kinh thành;

16. Trấn Hải Thành, pháo đài trấn giữ mặt biển phía Đông.

 

Năm 2009, Quần thể kiến trúc Cố đô Huế đã được đưa vào danh sách xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt.

 

Địa điểm tham quan

  + Sông hương

     Sông Hương Huế là niềm tự hào của người dân xứ Kinh Kỳ, nơi đây hưởng trọn thời tiết khí hậu ôn hòa, sở hữu nét đẹp tự nhiên ban tặng khiến cho rất nhiều du khách cảm thấy nức lòng khi ghé thăm. 

     Sông Hương Huế nằm ngay trên trục đường Trần Hưng Đạo và Lê Lợi, ngay ở vị trí trung tâm thành phố Huế. Vì vậy du khách có thể di chuyển dễ dàng đến trải nghiệm du lịch và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của dòng sông Hương trong lòng thành phố Huế vào tất cả các thời điểm trong ngày.

     Sông Hương bắt nguồn từ đâu? Bản đồ sông Hương Huế có bắt nguồn từ dãy núi Trường Sơn Đông. Dòng chính là Tả Trạch dài 67km, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn Đông, ven khu vực Bạch Mã hướng Tây Bắc, qua thị trấn Nam Đông. Sau đó hợp với dòng Tà Trạch dài 60km theo hướng Bắc qua ngã ba Bằng Lãng. Tại nơi hai dòng này gặp nhau tạo nên sông Hương.

     Chiều dài của Sông Hương Huế lên tới 80km, đoạn dài nhất là từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An với 30km. Độ dốc của dòng nước so với mặt biển không chênh lệch nhiều nên nước sông chảy chậm.

     Sông Hương Huế còn được biết tới với nhiều tên khác như: Sông Linh Giang, sông Lô Dung, sông Hương Trà, sông Yên Lục...

     Thưởng ngoạn vẻ đẹp tự nhiên của Sông Hương khi đi du thuyền

Đi du thuyền sông Hương Huế và thưởng thức vẻ đẹp tự nhiên của dòng sông Hương là một trải nghiệm vô cùng hấp dẫn bạn không nên bỏ qua. Vẻ đẹp hai bên bờ sông Hương mà thiên nhiên mang lại cùng những khúc dân ca điệu hò xứ Huế vang lên, khiến cho bao tâm tư, nỗi niềm của nhiều du khách ùa về. Có rất nhiều thi ca đã tới đây, hòa mình vào vẻ đẹp của dòng sông Hương và sáng tác lên nhiều áng thơ văn ấn tượng nhớ mãi với thời gian.

     Thưởng thức ca Huế trên sông Hương

Nhiều người nói, tới Huế mà chưa nghe ca Huế trên thuyền rồng và trải nghiệm vẻ đẹp của sông Hương Huế về đêm thì coi như chưa tới Huế. Những điệu hò xứ Huế, những câu hát nam ai đi vào tâm tư mỗi người đầy sâu lắng và trữ tình. Màn đêm buông xuống, khi cầu Tràng Tiền bắt đầu lên đèn thì cùng lúc đó những chiếc thuyền rồng mang theo điệu hò xứ Huế cũng xuất phát. Trôi nhẹ nhàng, thướt tha trên sông Hương, những làn điệu ca Huế bắt đầu vang lên, làm ai cũng bồi hồi, thao thức và hòa mình cùng giai điệu âm thanh, vẻ đẹp của thành phố đầy thơ mộng.

     Ngắm cảnh hoàng hôn lãng mạn, hữu tình trên sông Hương

ngắm nhìn cảnh sắc nên thơ trữ tình của hai bên dòng sông trên cầu Tràng Tiền, nhâm nhi tách trà chiều và nghe kể về những câu chuyện bí ẩn về dòng sông Hương vô cùng hấp dẫn. Hoàng hôn trên sông Hương còn được coi là đặc sản nổi tiếng ở Huế mà bất cứ ai ghé thăm đều muốn trải nghiệm. 

     Ngắm cầu Tràng Tiền rực rỡ ánh đèn trên sông Hương

Những chiếc thuyền rồng chở theo những điệu ca Huế ngân nga vẫn tiếp tục xuôi dòng. Một chút tương tư, một chút sâu lắng sẽ hiển hiện trong mỗi người. Nhưng khi lại gần chiếc cầu Tràng Tiền bạn sẽ bị đánh thức bởi những ánh đèn rực rỡ, lung linh cùng những những chiếc đèn hoa đăng đang thả mình trên mặt nước huyền ảo đầy thơ mộng. 

 + Trường Quốc Học Huế

   Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, trải qua hơn 100 năm lịch sử, Quốc học Huế trở thành niềm hãnh diện trong lòng mỗi người con xứ Huế, mỗi người dân Việt Nam.

      Tọa lạc trên trục đường chính Lê Lợi giữa trung tâm thành phố, ngôi trường THPT Chuyên Quốc học Huế

      Cổng trường được thiết kế theo hình cái chuông mang đậm dấu ấn phương Đông

      Sân chính của trường là nơi đặt tượng đồng của vị lãnh tụ kính yêu của dân tôc Việt Nam: chủ tịch Hồ Chí Minh

      Từ ngoài cổng đi vào được rợp mát bởi những hàng cây xanh cao

     Được xây dựng từ năm 1896 theo chỉ dụ của vua Thành Thái, mới đầu trường có tên là Pháp tự Quốc học Đường

     Quốc học là trường Trung học đệ Nhất cấp đầu tiên ở Huế và là một trong ba ngôi trường trung học phổ thông lâu đời nhất ở Việt Nam, sau THPT Lê Quý Đôn (TP.HCM – 1874) và THPT Nguyễn Đình Chiểu (TP. Mỹ Tho – 1879). Nơi đây là cái nôi của rất nhiều hiền tài của đất nước, các bậc lãnh đạo chính trị của Việt Nam như chủ tịch Hồ Chí Minh, tổng thống Ngô Đình Diệm, đại tướng Võ Nguyên Giáp, tổng bí thư Trần Phú, tổng bí thư Hà Huy Tập

      Tháng 3/1990, Quốc học được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia.

      1908: Bác Hồ đã từng học ở đây và được xem là một trong 10 học sinh giỏi nhất của trường lúc bấy giờ     

     Có rất nhiều du khách khi đến thăm Huế đều tỏ ra thích thú và bất ngờ với tổng thể kiến trúc ở đây, vừa mang phong cách kiến trúc phương Tây vừa kết hợp với họa tiết, điểm nhấn riêng của phương Đông cùng tông đỏ bắt mắt khiến những ai đi qua đều muốn dừng lại và ngắm nhìn. Giờ đây, Quốc học không chỉ là ngôi trường mang trên mình sự tự hào của người con xứ Huế mà còn là điểm tham quan, du lịch, chụp ảnh nổi tiếng được yêu thích.    

+ Phá Tam Giang

    đây là nơi giao nhau của các con sông đổ ra biển. Vì cửa ra biển hẹp nên có nhiều xoáy nước, nếu gặp sóng to gió lớn sẽ dễ gây lật thuyền. Về sau, vào thời nhà Nguyễn, có một vị quan tên là Nguyễn Khoa Đăng đã cho quân lính phá đáy nước, mở rộng cửa ra biển. Từ đó, những tai nạn đắm thuyền, lật tàu đã giảm hẳn.    

      Hoàng hôn và bình minh diễm lệ ở phá Tam Giang Huế

 

     Làng chài Thái Dương Hạ phá Tam Giang 

     

     Đến phá Tam Giang, bạn đừng quên ghé qua làng chài Thái Dương Hạ. Ngay từ đầu bến, du khách sẽ được ngắm toàn cảnh khu chợ nhộn nhịp trên phá với những chiếc thuyền nhỏ buôn bán đủ thứ hàng hóa. Chiều về, nơi đây lại nô nức đón những chiếc ghe thuyền trở về sau một ngày đánh bắt thủy - hải sản.

     Đến Thái Dương Hạ, du khách còn có thể ghé thăm đình làng Thái Dương Hạ với kiến trúc uy nghi, cổ kính; chùa Trấn Quốc - ngôi chùa đẹp và cổ nhất phá Tam Giang,...

     Hoàng hôn trên phá Tam Giang

 

Một chiều lang thang trên phá

Bên em hương tóc thơm lừng

Mây trời dìu nhau qua núi

Ta dìu nhau qua bâng khuâng

 

Mênh mang mạn thuyền sóng vỗ

Cánh chim tung trời về đâu?

Bên tai thì thầm em hát

Gió mang lời về muôn sau.

 

Con còng lang thang góc biển

Cho đời khoảng vắng bình yên

Xin đừng biển Đông xe cát

Ru tình qua giấc cô miên.

 

Phá Tam Giang chiều ráng đỏ

Màu hoàng hôn buông chơi vơi

Liệu tình hôm nay tha thiết

Mai sau còn tựa vai người.    

+ Bảo tàng Mỹ Thuật Cung Đình Huế

      Đến Huế ngoài tham quan những nơi như Đại Nội, lăng Khải Định, lăng Tự Đức… bạn nên ghé đến tham quan bảo tàng cổ vật cung đình Huế để có thể chiêm ngưỡng những hiện vật, cũng như tìm hiểu về cuộc sống vương triều xưa của thành phố cổ kính này.

     Bảo tàng cổ vật cung đình Huế hiện đang thuộc sự quản lý của Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế. Bảo tàng nằm ở số 03, Lê Trực, phường Thuận Thành, Thành phố Huế.    

     Đây được xem là bảo tàng được thành lập sớm nhất ở Huế, vào năm 1923.

     Nơi này trưng bày hơn 300 hiện vật bằng vàng, sành, sứ, pháp lam Huế, ngự y và ngự dụng, trang phục của hoàng thất nhà Nguyễn, cho khách tham quan một cái nhìn tổng thể về cuộc sống cung đình Huế.

     Ngoài ra bảo tàng cổ vật cung đình Huế hiện còn có tới 700 hiện vật gồm gốm mộc, gốm tráng men từ thời nhà Lý đến thời nhà Nguyễn. Ngoài ra còn có gốm sứ Trung Hoa, Nhật Bản, Pháp…

         Khoảng 100 bộ áo quần của các vua, hoàng hậu, hoàng tử, quan lại, lính tráng cũng đang được lưu giữ ở kho đồ vải. Ngoài ra còn rất nhiều hiện vật làm bằng thủ công khá độc đáo được xem là vô giá.      

+ Chùa Thiên Mụ

          Huế - Nơi lưu giữ trọn vẹn nhất cái hồn, cái sắc của nền văn hóa dân tộc. Trong đó, chùa Thiên Mụ Huế được ví như “linh hồn” của mảnh đất này. Chùa Thiên Mụ là một điểm check in không thể bỏ qua khi ghé thăm mảnh đất Cố Đô này

        Giới thiệu Chùa Thiên Mụ - Huế

            Chùa Thiên Mụ còn được biết đến với tên gọi khác là chùa Linh Mụ.

          Ngôi chùa này tọa lạc trên ngọn đồi Hạ Khuê - Thuộc địa phận làng An Ninh Thương, phường Kim Long

            Theo sử sách ghi chép lại, chúa Nguyễn Hoàng - Vị chúa đầu tiên của Đàng Trong là người có công xây dựng ngôi chùa này. Năm 1601, để chuẩn bị cho quá trình mở rộng bờ cõi, xây dựng giang sơn cơ đồ, chúa Nguyễn Hoàng đã cùng binh lính rong ruổi vó ngựa dọc hai bên bờ sâu Hương. Ông bất chợt bắt gặp hình ảnh một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng sông xanh biếc, thế tựa con rồng quay đầu nhìn lại.    

          Cùng lúc đó, người dân trong vùng truyền tai nhau câu chuyện về một bà lão mặc áo đỏ, với khuôn mặt phúc hậu. Mỗi đêm bà đi lên đồi Hạ Khuê và nói với mọi người rằng: Tại đây sẽ có một vị chân chúa lập chùa để trấn giữ long mạch.. Thấy ý tưởng của mình có sự tương thông với câu chuyện kể lại, Nguyễn Hoàng ngay lập tức cho quân lính xây dựng ngôi chùa trên đồi. Lúc này chùa được lấy tên gọi là “Thiên Mụ Tự” - Tức “Bà mụ nhà trời”.

           Cho đến nay, chùa vẫn xứng danh là “Đệ Nhất Cổ Tự”, không chỉ là chốn tâm linh đơn thuần mà còn là thắng cảnh đẹp Cố Đô.

                Lịch sử chùa Thiên Mụ  Huế đã trải qua hơn 400 năm, nhưng vẫn giữ nguyên dáng vẻ cổ kính và trầm mặc

 

     Điện Đại Hùng

      . Nằm ở ngay chính điện chùa Thiên Mụ Huế, Điện Đại Hùng là nơi thờ cúng Phật Di Lặc - Vị thần mang niềm vui vô tư vô lo.

        Điện được xây dựng hoàn toàn bằng xi măng đặc. Bên cạnh được sơn lại màu gỗ, cho ta cảm giác gần gũi, thân quen.

        Điện Đại Hùng còn là nơi lưu giữ bức đại tự, có niên đại từ năm 1974 và một chiếc chuông hình nhật nguyệt bằng đồng vô cùng tinh tế.   

     Tháp Phước Duyên

      . Tháp Phước Duyên là điểm check in không thể bỏ qua khi du lịch chùa Thiên Mụ Huế.

        tháp Phước Duyên được ví như “linh hồn” của chùa. Kiến trúc này cùng với các công trình khác tạo thành một tổ hợp gắn kết, mang nét độc đáo, khác lạ nhưng vẫn đậm chất Huế.

       . Phần thân tháp được xây bằng gạch mộc, phần bó vỉa xây từ đá thanh.

         Trải qua nhiều năm, nó đã mang dấu của “thời gian”, tô đậm thêm giá trị đặc sắc của kiến trúc Cố Đô.

     Khu mộ tháp cố hòa thượng Thích Đôn Hậu

     Hòa Thượng Thích Đôn Hậu là trụ trì nổi tiếng trong chùa. Ông đã cống hiến cả cuộc đời của mình cho công cuộc phát triển Phật Giáo Việt Nam. Ngoài ra, ông còn được người dân kính trọng bởi vô số những hoạt động công ích, giúp người của mình. Khi viên tịch, người dân và cai quản chùa đã chôn cất Hòa thượng dưới tháp nằm ở cuối khuôn viên để tỏ lòng biết ơn vị sư tôn kính.

   Điện Địa Tạng

     Quang cảnh nơi đây mang đến cho bạn sự yên bình, tĩnh lặng. Với phía trước là khoảng sân rộng lớn, có cỏ cây cùng hồ nước xanh mát. Chắc chắn đây sẽ là điểm dừng chân thú vị trong chuyến khám phá chùa Thiên Mụ Huế mà bạn không thể bỏ qua.    

   Cổng Tam Quan

    Đây là lối ra vào chính của chùa, tọa lạc phía sau Tháp Phước Duyên. Cổng có 3 lối đi, tượng trưng cho 3 giới: Nhân - Quỷ - Thần. Cổng được thiết kế với 2 tầng và 8 mái. Ở tầng 2 của cổng giữa có thờ Phật. Trên đỉnh mái được trạm trổ nhiều họa tiết hoa văn vô cùng độc đáo. Phía 2 bên lối đi được trấn giữ bằng tượng Hộ Pháp.

Ẩm thực Huế

 Hội tụ của nhiều nền văn hóa đến từ những cộng đồng dân cư khác nhau.

 Ẩm thực Huế chia làm ba loại: ẩm thực Cung đình, ẩm thực dân gian, ẩm thực chay.

Phong cách ẩm thực Huế mang nhiều ảnh hưởng lẫn dấu ấn đặc sắc, làm nên tổng thể “giàu đẹp,” chỉnh chu cho văn hóa ẩm thực Trung kì. Nhưng so với nhiều địa phương lân cận, mảnh đất cố đô luôn ẩn chứa một phần bản chất riêng cuốn hút và khó lẫn lộn, nơi nghệ thuật nấu nướng.

+ Bún bò Huế

  Bún bò Huế đậm đà hương vị cố đô gây thương nhớ

    Giữa muôn vàn món ngon Huế, người ta vẫn không thể quên được hương vị của bún bò, đậm đà nhưng vẫn có nét thanh thoát, như chính con người Huế vậy. Ở Huế, bún bò cũng được xếp vào tinh hoa ẩm thực cố đô. Dung dị và hiền hòa. Bún bò xứ Huế ngon đến nỗi Anthony Bourdain – một đầu bếp nổi tiếng của Mỹ cũng phải thốt lên rằng: “Bún bò Huế chính là món ‘súp’ ngon nhất mà tôi từng được thưởng thức”.

  . Xuất xứ bún bò Huế

     . nhiều lời đồn thổi rằng bún bò Huế gôc gác từ làng bún Vân Cù xa xưa nơi được xem như “cái nôi” khai sinh nên nguyên liệu sợi bún bò Huế dai ngon nổi tiếng. Sử sách thì cho rằng, bún bò mặc dù trông ‘bình dân’ và rẻ tiền, nhưng nhiều khả năng đã xuất hiện đầu tiên trong những thực đơn cung đình.

  Bún bò Huế đậm đà hương vị cố đô

     . Món bún bò Huế qua thời gian được biến tấu gia vị khác nhau. Nhưng cốt vẫn gồm những gia vị chuẩn Huế. Nước dùng được hầm từ xương bò và thịt bò. Không thể thiếu mắm ruốc, thứ gia vị làm nên sự thơm ngon của tô bún bò. Sợi bún tròn, dai ăn kèm húng thơm, giá sống và hoa chuối.

     Tùy từng quán ở Huế nhân bún lại một khác nhau. Có quán chỉ dùng thịt bò, nhưng có quán lại biến tấu thêm tiết, chân giò, thịt bắp, giò tai thậm chí cả chả cua nữa. Thêm chút dấm hành tím và ớt trưng, thứ đặc sản của Huế nữa.

     Từ đó, những bát bún cứ thế đi theo thời gian, đi vào lòng người Huế và khách du lịch ghé Huế. Bát bún bò Huế nghi ngút khói với hương thơm thoang thoảng khiến người ăn khó thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của nó, để rồi khi ăn xong lại xuýt xoa vì cái vị cay xé lưỡi khó có thể quên được.

 + Bánh bèo Huế

  Huế có vô số loại bánh lấy lòng thực khách, một trong số đó là bánh bèo

     . Bánh bèo là món ăn chơi không chỉ được người Huế yêu thích mà rất nhiều du khách đến đây cũng muốn nếm thử ít nhất một lần. Bánh có mặt từ nhà hàng sang trọng đến quán ăn bình dân    

      . Vỏ bánh được làm từ gạo nguyên chất, xay thành bột mịn, ngâm nước để có độ dẻo, rồi hòa thêm chút ít mỡ nước

       Bánh bèo trọn vị không thể thiếu nước chấm pha từ nước mắm, đường, tỏi ớt, khá ngọt và cay theo khẩu vị của người Huế.

      Bánh bèo hấp dẫn thực khách từ tên bánh đến cách thưởng thức. Trước đây, người ăn thường dùng miếng tre già vót mỏng để lách vào viền bánh và xắn rời miếng rồi xiên bánh, chấm vào nước mắm cay ngọt.

     Bánh bèo nóng hay nguội đều mang hương vị hấp dẫn riêng, vừa dẻo, dai, vừa ngọt, béo, bùi khiến thực khách khó thể chối từ. Ăn chậm, nhai kỹ, bạn sẽ cảm nhận hết được vị ngon của loại bánh bình dân này

 + Cơm hến

   Cơm hến là một trong những món ăn dân dã xuất phát từ Huế, từng nằm trên mâm ngự thiện dâng vua thơi xưa

   . được coi là một trong những cái tên “đại diện” cho tinh hoa ẩm thực của người dân xứ Huế. Không quá xa lạ hay đắt đỏ, cơm hến vẫn mang hương vị đậm đà và sang trọng theo cách riêng. Nhắc đến món ăn này, nhiều người sẽ nghĩ nó chỉ là cơm với hến, nhưng thực sự nó không đơn giản một chút nào.

    Từ lâu cơm hến đã trở thành món ăn truyền thống và dân dã của người Huế. Điều đặc biệt là cơm hến xuất thân từ tầng lớp bình dân, được vinh hạnh cung tiến lên vua, rồi lại được trở về với nơi nó đã được tạo nên. Món ăn có thể trở nên đài các hơn, cung cách chế biến cầu kì hơn nhưng chất dân dã của người dân nghèo trong món ăn vẫn còn đậm nét.

   Muốn tạo ra món cơm hến chuẩn vị phải chọn được những con hến tươi, chắc thịt được bắt ở cồn Hến, khi ấy thịt mới mềm và dai dai đúng điệu, độ ngọt cho nước cũng tăng vài phần. Bát cơm hến của Huế có màu trắng thơm của gạo nấu chín vừa được để nguội, có hến xào hành phi thơm phức, có tóp mỡ chiên giòn béo ngậy, có rau sống tươi sạch bắt mắt và cả vị đậm đà của mắm ruốc Huế.

 Bát cơm hến được trộn từ tất cả các thành phần trên rồi chan nước hến. Hương vị bát ngát suốt đời người của tô cơm hến là mùi ruốc thơm dậy lên tận óc và vị cay đến trào nước mắt, như thế mới đúng vị.

Ai đã từng đến Huế mà chưa được nếm thử món cơm hến thì đã thiếu mất một  phần của Huế, nhưng nếu đã ăn rồi thì sẽ mãi không quên được hương vị đậm đà của bát cơm hến.

Nhân xét cá nhân: bài làm càn chưa đầy đủ bởi nội dung thuyết trình hạn chết thời gian và Huế là một thành phố nổi tiếng với nhiều nét văn hóa đặt biệt là văn hóa cung đình

Thành viên nhóm

Huỳnh Hoàng Oanh ( nội dung và poster, dẫn trò chơi)

Lương Nhật Anh Thư ( nội dung)

Nguyễn Minh Anh ( PowerPoint và thuyết trình )

Nguyễn Thị Khánh Huyền ( Thuyết trình)

Đăng nhận xét

0 Nhận xét