TIMELINE TRIẾT HỌC CÁC THỜI KỲ
I.THỜI KỲ CỔ ĐẠI
Từ thế kỷ IV trở về trước do khoa học chưa phát triển, tri thức của con người còn nghèo nên chưa có sự phân ngành khoa học, chưa có sự phân biệt về nghiên cứu của triết học với các môn khoa học cụ thể, triết học bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực mà không có đối tượng riêng. Đây là nguyên nhân sâu xa làm nảy sinh quan điểm Triết học là khoa học của mọi khóa học
Tuy Nhiên Có Sự Khác Biệt Giữa Triết Học ở phương Đông và phương Tây
Triết học phương Đông, triết học Trung Quốc và Triết học Ấn Độ cổ đại, gắn liền với những vấn đề chính trị, đạo đức, tôn giáo và thường biểu hiện dưới dạng học thuyết chính trị- xã hội hoặc tôn giáo.
Triết học Phương Tây, đặc biệt là triết học Hy lạp cổ đại, đặc biệt tập trung nghiên cứu giới tự nhiên, do đó gọi là nền triết học tự nhiên.
II.THỜI KỲ TRUNG CỔ (gắn liền với thời phong kiến ở Tây Âu)
Từ thế IV đến thế kỷ XIV, điểm khác cơ bản của Tây Âu trung cổ là sự liên hệ chặt chẽ của nó với những tín đồ tôn giáo cơ bản do sự thống trị thần học Ki-tô giáo trong lĩnh vực tinh thần, văn hóa và giáo dục nên triết học thời kỳ này chỉ được coi là một người hầu gái của thần học.
Phần lớn các nhà triết học thời đó là những đại biểu của giáo hội. Những vấn đề cơ bản của triết học cũng liên quan đến thần học. Họ chỉ còn nhiệm vụ chủ yếu tập trung lí giải và chứng minh những điều trong kinh thánh.
Sự gần gũi giữa triết học và tôn giáo được gọi là sự thiêng liêng của triết học. Vì vậy nền triết học tự nhiên của thời kỳ cổ đại được thay thế bằng nền triết học kinh viện mang tính kinh viện. Những giáo điều cơ bản và các quan điểm của triết học kinh viện được chứng minh, chúng được trau chuốt, chính xác hóa, hệ thống hóa từ thuật ngữ kinh viện được dùng để chỉ triết học nhà trường. Tức là chương trình dạy học ở các trường đại học và phổ thông. Tất cả những người lúc đó nghiên cứu khoa học và đặc biệt là triết học đều là những nhà kinh viện. Danh hiệu đó rất vinh hạnh, nó gần với nghĩa của khái niệm” Nhà bác học lý thuyết”
III.THỜI KỲ PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI Ở TÂY ÂU
Từ thế kỷ XIV đến XVII, triết học Tây Âu từng bước thoát khỏi ách thống trị của thần học, đề cao chủ nghĩa nhân đạo và gắn với những thành tựu khoa học tự nhiên.
THỜI PHỤC HƯNG (XIV-XVI) là thời kỳ quan trọng trong lịch sử triết học
Thời kỳ phục hưng trước hết là ở Italia là từ thế kỷ XIV- XVI chính tên gọi này liên quan đến sự phục hưng của triết học cổ đại. Triết học ở thời phục hưng không chỉ đề cập tới những vấn đề tự nhiên, mà đề cập tới những vấn đề xã hội, đặc biệt là vị trí, số phận và sự tự do của con người
THỜI CẬN ĐẠI (XVI-XVIII)
Đó là thời gian hình thành và định hình các khoa học tự nhiên được tách ra khỏi triết học và lí học, hóa học, thiên văn học, toán học, cơ học chuyển thành các khoa học độc lập và phát triển rất mạnh mẽ, chúng đi nghiên cứu một lĩnh vực riêng biệt của thế giới. Lúc này triết học không nghiên cứu các lĩnh vực khoa học cụ thể nữa mà chỉ nghiên cứu các vấn đề chúng nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
CHỦ NGHĨA DUY TÂM KHÁCH QUAN
1.Chủ nghĩa duy tâm là gì ?
Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tinh thần và thuộc về ý thức . Là một cách tiếp cận tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật , cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.
2.Chủ nghĩa duy tâm khách quan là gì?
Chủ nghĩa duy tâm khách quan trường phái triết học cho rằng: ý thức, tinh thần nói chung như ‘ý niệm’, ‘ý niệm tuyệt đối’, ‘tinh thần thế giới’ là cái tồn tại khách quan bên ngoài con người. Tiêu biểu cho quan điểm này là Platon – nhà triết học cổ đại Hy Lạp, Hegel – nhà triết học cổ điển Đức. Coi cơ sở của hết thảy mọi sự vật tồn tại, cái bản chất sâu sắc nhất của thế giới là những nguyên lý "khách quan", tồn tại độc lập với con người, có trước tự nhiên và có trước loài người, luôn luôn vận động và biến đổi được gọi là "ý niệm tuyệt đối", "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế giới"...
René Descartes (1596–1650) là triết gia, nhà khoa học, nhà toán học người Pháp, được một số người xem là cha đẻ của triết học hiện đại. Ông sinh ngày 31 tháng 3 năm 1596 La Haye-en-Touraine, ngày nay là vùng Descartes. Ông được rửa tội ngày 3 tháng 4 năm 1596, mất ngày 11 tháng 2 năm 1650 tại Stockholm, Thuỵ Điển. Descartes thường được gọi là cha đẻ của triết học hiện đại, và được xem là đã làm gia tăng sự quan tâm đến tri thức luận vào thế kỉ 17. Năm 1614 ông đã ghi danh vào ghi danh vào đại học luật Poitiers và tốt nghiệp với văn bằng cử nhân nhưng học tập không khiến ông hứng thú vì toán học và triết học mới là môn học mà ông ưa thích. Và ông cho rằng các cuộc du lịch sẽ giúp ông gặp đc các nhân vật danh tiếng để học hỏi thêm. Và từ đây mở đầu cho các cuộc du lịch của ông qua các nước: Hà Lan , Đan Mạch , Đức, Thụy sĩ , Ý. Xuyên suốt các cuộc du lịch ông không ngừng học hỏi và kết giao với nhiều người nổi tiếng. Tuy nhiên tri thức của ông lại không được người đương thời chấp nhận, và phản đối kịch liệt gây ra nhiều mâu thuẫn. Đến cuối đời ông vẫn không được chấp nhận.
Descartes (1596 – 1650)
Trong giai đoạn tiền tư bản chủ nghĩa, Nước Pháp vẫn còn theo chế độ quân chủ chuyên chế và sự thống trị của Thiên chúa giáo.
Descartes cho rằng bản nguyên thế giới vừa là vật chất, vừa là tinh thần: Ông xây dựng vật lý học cho rằng thế giới chỉ do yếu tố vật chất, đồng thời ông cũng xây dựng môn siêu hình học, thừa nhận yếu tố tinh thần là bản nguyên của thế giới.
Về nhận thức, ông đề cao vai trò của lý tính: “Tôi tư duy, tức là tôi tồn tại”; đề cao phương pháp diễn dịch; đề ra nguyên tắc nghi ngờ; tiêu chuẩn của chân lý là sự rành mạch, rõ ràng của tư duy. Với mệnh đề “Je pens, je suis” Descartes là người đột phá vào thành trì thế giới quan của chủ nghĩa kinh viện. Hegel đánh giá Descartes đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng triết học và “cùng với Descartes, một thời đại mới của triết học bắt đầu”
Triết học
Descartes muốn áp dụng phương pháp diễn dịch toán học, vào triết học. Trước đó, triết học bị chi phối bởi phương pháp của phái Kinh viện, vốn hoàn toàn dựa theo sự so sánh và đối chiếu với quan điểm của nhà cầm quyền. Bác bỏ phương pháp này, Descartes cho rằng "Trong khi tìm kiếm con đường thẳng đi đến chân lý, chúng ta không cần phải quan tâm tới những gì mà chúng ta không thể thấu đáo một cách chắc chắn như việc chứng minh bằng đại số và hình học". Qua đó ông chỉ ra rằng "không điều gì được xem là đúng cho đến khi nền tảng để tin rằng nó đúng được thiết lập". Sự chắc chắn duy nhất làm điểm xuất phát cho các nghiên cứu của ông được ông bày tỏ bằng câu nói nổi tiếng "Cogito, ergo sum", (tiếng Latinh, "Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại"). Từ tiên đề cho rằng ý thức rõ ràng về tư duy của ông chứng minh rằng ông tồn tại, Descartes kết luận là Chúa tồn tại. Chúa, theo triết học Descartes, đã tạo ra hai loại chất để tạo nên toàn bộ vạn vật. Loại thứ nhất là chất suy nghĩ, tức tinh thần, loại thứ hai là các chất mở rộng, tức thân thể.
Trong tiếng Pháp, tính từ cartésien (hoặc cartésienne - dạng giống cái) dùng để chỉ những nhân cách có xu hướng tư duy logic hơn là cả tin. Cartésien có từ nguyên là tên của Descartes. Tiếng Anh cũng có tính từ cartesian với ý nghĩa tương đương.
CHỦ NGHĨA DUY TÂM CHỦ QUAN.
I.Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của triết học thời Phục hưng và cận đại
1.Hoàn cảnh ra đời
· Về kinh tế - xã hội: Xã hội Tây âu kể từ thế kỷ thứ 15 đến thế kỷ thứ 16 là thời kỳ chế độ phong kiến và nền sản xuất của nó trong quá trình tan rã. Phương thức sản xuất TBCN và giai cấp tư sản từng bước chiếm lĩnh chi phối đời sống xã hội. Đến thế kỷ thứ 17, nhiều cuộc cách mạng tư sản xuất hiện và thắng lợi, bước đầu xác lập quan hệ mới. Xã hội phong kiến nhường chỗ cho những tiền đề của xã hội tư bản chủ nghĩa.
· Về tư tưởng: Tư tưởng thần quyền của thời Trung cổ từng bước bị đẩy lùi, thành tựu khoa học của xã hội Tây âu đã đạt được những bước phát triển mới. Chẳng hạn như thuyết “Nhật tâm” của Copernic là một phát minh có sức công phá dữ dội vào thành trì phong kiến và ý thức hệ của giai cấp quý tộc cầm quyền.
· Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm từ thế kỷ 15 rất quyết liệt được biểu hiện trên hai lập trường. Các nhà duy tâm quay lưng lại với các thành tựu khoa học còn các nhà duy vật lại ủng hộ mạnh mẽ các thành tựu khoa học. Nói một cách hình ảnh là “phát minh của Copernic đã làm một cuộc cách mạng trên trời, một cuộc cách mạng trong tư tưởng để các thành tựu khoa học khác thực hiện cuộc cách mạng trong hiện thực”.
2.Đặc điểm của triết học thời Phục hưng và cận đai
· Đặc điểm 1 Triết học Tây âu thời Phục hưng và cận đại là nền triết học xem con người là vấn đề trung tâm của triết học, chủ trương giải phóng con người ra khỏi mọi sự ràng buộc của thượng đế. Do vậy nó chống lại thần học rất mạnh mẽ.
· Các nhà Triết học thời Phục hưng và cận đại ủng hộ mạnh mẽ mọi thành tựu của khoa học, đồng thời họ đòi hỏi phải phục hưng lại các giá trị khoa học mà con người đã tạo dựng lên trong thời cổ đại.
· Để né tránh sự kiểm duyệt của chính quyền đương thời. Triết học thời phục hưng và cận đại tồn tại với hai hình thức:
o Phiếm thần luận: nó thừa nhận sự tồn tại của thượng đế và của chúa trời đồng thời thượng đế cũng là giới tự nhiên.
o Tự nhiên thần luận: cho rằng thượng đế sáng tạo ra giới tự nhiên và xã hội nhưng khi đã hình thành thì tự nhiên và xã hội không còn phụ thuộc vào thượng đế nữa mà vận động theo quy luật của nó.
Chủ nghĩa duy tâm có hai loại: Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Cả Chủ nghĩa duy tâm chủ quan và Chủ nghĩa duy tâm khách quan đều đứng trên lập trường triết học duy tâm - tức là quan niệm rằng ý thức, tinh thần là tính thứ nhất, vật chất là tính thứ hai - ý thức , tinh thần là cái có trước, là nguồn gốc và quyết định vật chất.
Nội dung Chủ nghĩa duy tâm chủ quan: heo những nhà triết học của chủ nghĩa duy tâm chủ quan, thế giới bên ngoài chỉ là cảm giác, tri giác, biểu tượng, ý thức của cá nhân, chủ thể và không tồn tại ngoài ý thức của chủ thể. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan có thể dẫn đến thuyết duy ngã.
Chú thích: Tri giác: tri giác là quá trình thu thập, giải nghĩa, lựa chọn và tổ chức các thông tin từ giác quan.
Thuyết duy ngã: là tư tưởng triết học cho rằng chỉ có tâm trí (mind) của mỗi người là chắc chắn tồn tại. Ở khía cạnh nhận thức luận, thuyết duy ngã cho rằng tri thức về mọi thứ ở bên ngoài tâm trí của mỗi người là không chắc chắn; thế giới bên ngoài (external world) và những tâm trí của người khác (other minds) là không thể biết chắc được và có thể không tồn tại ở bên ngoài tâm trí đó.
- Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ định sự tồn tại của thế giới khách quan, khẳng định mọi sự vật , hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ thể nhận thức là chính con người - tuyệt đối hoá vai trò tích cực của chủ thể trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau.
- Những người theo Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng thế giới bên ngoài (hiện thực) chỉ là cảm giác, tri giác, biểu tượng, ý thức của cá nhân, của chủ thể và không tồn tại bên ngoài ý thức của chủ thể.
- Mục tiêu - chỉ ra sự độc lập của bất kỳ hiện tượng nào từ ý thức của con người và của chính người đó.
- Vd: Các đại diện cổ điển của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan là Beckơly (G. Berkeley), Hium (D.Hume), Fichtơ (J. G. Fichte). Ngay cả Kantơ (I. Kant) cũng phát triển những tư tưởng của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
3. Một số đại diện tiêu biểu của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
Gioóc Béccơly (1685 - 1753)
Tiểu sử: Gioóc Béccơly (George Berkeley) là nhà triết học nổi tiếng người Anh một đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan. Ông sinh năm 1685 trong một gia đình quý tộc ở miền Nam Ailen. Ngay từ năm 15 tuổi, ông theo học tại trường tổng hợp Đublin. Ở đây ông say mê nghiên cứu thần học, toán học và triết học cho đến cuối đời. Ông có nhiều tác phẩm như Kinh nghiệm của thuyết thị giác mới (1709), Khái niệm về các nguyên lý của nhận thức con người (1710) V.V..
Quan niệm của Béccơly về thế giới quan: tồn tại nghĩa là được cảm nhận
Chịu nhiều ảnh hưởng của các xu hướng phê phán các quan niệm triết học cũ, Béccơly sử dụng ngay lập trường duy cảm của các nhà duy vật Anh để chống lại họ và các hệ thống siêu hình học. Lợi dụng sự dao động của Lốccơ trong việc phân chia các đặc tính của sự vật thành các “chất có trước” và các “chất có sau” Béccơly tìm cách chứng minh không những các “chất có sau’’ mà ngay cả các “chất có trước’' cũng hoàn toàn mang tính chủ quan của con người. Theo ông, sở dĩ chúng ta có thể nhận thức được sự vật, bởi vì chúng tương đồng với con người. Do vậy, chúng thuộc về và thông qua con người.
Từ đây, Béccơly khẳng định nguồn gốc hoàn toàn chủ quan của mọi sự vật trong thế giới chúng ta, coi chúng chỉ là hiện thân của cảm giác con người. “Tôi hiểu ý niệm là bất kỳ sự vật nào được cảm giác hay tưởng tượng... Sự tồn tại của các sự vật không khác gì với sự tưởng tượng cảm tính hay tri giác”. Nói cách khác, tất cả các đặc tính của sự vật không tồn tại khách quan, chỉ tồn tại trong ý thức con người. Bản thân toàn bộ thế giới tự nhiên được Béccơly coi là tổ hợp của cảm giác con người. Những con người ở đây được hiểu theo nghĩa cá thể. Trên thực tế, hầu như Béccơly đã đứng trên lập trường duy ngã, coi toàn bộ vũ trụ chỉ là hiện thân của một cá thể.
Xuất phát từ quan niệm trên, Béccơly đưa ra luận điểm cho rằng, đối với sự vật thì "tồn tại nghĩa là được cảm nhận” (esse est percipi). “Khi tôi nói rằng, cái bàn mà tôi đang viết trên nó đang tồn tại thì điều đó có nghĩa rằng tôi đang nhìn và đang cảm giác được nó: và nếu như tôi đi ra khỏi căn phòng của mình, nếu tôi nói là cái bàn đang tồn tại: thì tôi có hàm ý rằng nếu như tôi ở trong căn phòng của mình, thì tôi có thể cảm nhận nó,... ở đây có mùi có nghĩa là tôi đang ngửi thấy, ở đây có âm thanh nghĩa là tôi đang nghe thấy” . Mọi quan niệm duy vật khẳng định tồn tại khách quan của thế giới đều bị Béccơly phê phán, ông nói: ”Một điều kỳ lạ là trong nhiều người có ý kiến cho rằng, các ngôi nhà, sông núi, tóm lại các sự vật cảm tính lại có được sự tồn tại hiện thực mang tính tự nhiên khác với sự tồn tại mà lý tính đang cảm nhận chúng, tôi cho rằng tất cả sự vật cấu thành vũ trụ không có sự tồn tại bên ngoài tinh thần”.
Nhân bản học và nhận thức luận:
Nhận thức luân: phủ nhận vật chất đi đến phủ nhận nội dung khách quan của chân lý là một điều đương nhiên. Theo nhà triết học này, chân lý là sự phù hợp giữa suy diễn của chủ thể với sự vật đang tồn tại trên thực tế. Tiêu chuẩn để thẩm định tri thức, theo ông, là tính rõ ràng của tri thức cảm tính, tính đơn giản và dễ hiểu, tính tương đồng của nhiều cảm giác, tính thừa nhận của nhiều chủ thể và sự phù hợp tuân theo ý Chúa. Khi tri thức đáp ứng một trong các tiêu chuẩn này thì đó là tri thức đúng. Trong đó tiêu chuẩn thuận theo ý Chúa là tiêu chí được đặt lên hàng đầu.
Coi toàn bộ thế giới chỉ là tổ hợp các cảm giác của con người, Béccơly đưa ra nguyên lý: đối với linh hồn con người thì “tồn tại nghĩa là cảm nhận". Linh hồn chỉ tồn tại khi nó cảm nhận các sự vật khác, và cũng chỉ khi nó bắt đầu cảm nhận thì trong chúng ta mới có được các tri thức về sự vật.
Phương pháp nhận thức cơ bản của ông đó là phương pháp trừu tượng điển hình. Theo đó để nhận thức một nhóm các sự vật có cùng chung các đặc tính giống nhau nhất định, chúng ta chỉ cần nhận thức một vài sự vật tiêu biểu trong số đó.
Bước chuyển của Béccơly sang chủ nghĩa khách quan:
Thực ra ngay từ đầu chủ nghĩa duy tâm của Béccơly không hoàn toàn đồng nhất với lập trường duy ngã. Càng về sau các quan niệm của ông càng ngả sang hướng duy tâm khách quan với sự thừa nhận tồn tại của Thượng đế, cũng như sự có thực của các chủ thể khác ngoài bản thân ông. Quan niệm của ông về tồn tại cũng như thay đổi với việc thừa nhận Thượng đế là tồn tại tối cao, đứng trên toàn bộ hiện thực, ông coi toàn bộ các tác phẩm của mình là vô ích, nếu như chúng “ không khêu gợi cho các độc giả, thực tâm tin vào sự hiện diện và kính nể chúa..., và sự hoàn thiện tối cao của bản chất con người là ở việc nhận thức và thực hiện các giáo lý trong Phúc âm”.
Tuy vậy, về cơ bản Béccơly là một đại biểu điển hình của chủ nghĩa duy tâm chủ quan thời cận đại. Các quan niệm của ông, mặc dù có nhiều hạn chế như Lênin đã nhiều lần kịch liệt phê phán, song chúng đóng vai trò to lớn trong việc phê phán sự bất lực và hạn chế của các quan niệm triết học và khoa học truyền thống trong bối cảnh lịch sử cuối thế kỉ XVI - đầu thế kỷ XVII ở Tây Âu. Chúng ta thấy thêm ảnh hưởng của các quan niệm của Béccơli khi nghiên cứu thế giới quan của Đavít Hium.
Các tác phẩm của ông
· Kinh nghiệm về lý thuyết thị giác mới (1709)
· Tiểu luận về những nguyên lý của tri thức con người (1710)
· Ba cuộc đối thoại giữa Hylas và Philonous (1713)
· Nhà phân tích hay nhà suy luận dành cho nhà toán học vô đao (1734)
· Xiềng xích (1744)
Đavít Hium (1711-1776)
Tiểu sử: Đavít Hium (Davit Hume) là nhà triết học nổi tiếng người Anh, là bậc tiền bối của triết học Cantơ sau này. Ông sinh năm 1711 trong một gia đình quý tộc bậc trung ở Êđenbuốc (Xcốtlen). Ngay từ năm 12 tuổi, ông đã theo học trường đại học tổng hợp Êđenbuốc, nhưng vì chương trình học quá sức, nên bỏ học. Năm 1734, ông sang Pháp và ở đó 3 năm chịu ảnh hưởng nhiều nhà tư tưởng tiến bộ thời đó, Hium say mê nghiên cứu các vấn đề triết học, tâm lý học và lịch sử nước Anh cho tới khi mất năm 1776.
Nhận thức luận:
Hium tách biệt các cảm giác con người với thế giới bên ngoài, coi chỉ bản thân các cảm giác là nguồn gốc nhận thức mà không cần đến sự tác động của thế giới bên ngoài. Hium kết luận rằng, chúng ta chẳng có thể biết được gì thế giới cả, thậm chí cũng không biết là thế giới có thức hay không nữa. Ông nói: “Giới tự nhiên, đã đặt chúng ta ở một khoảng cách khá xa với các điều bí ẩn của nó, và nó chỉ thể hiện ra cho chúng ta những tri thức về một số các đặc tính, về bề ngoài” .
Như vậy, quá trình nhận thức không phải là nhận thức thế giới, mà là nhận thức những quá trình tâm lý xảy trong con người được Hium gọi là những cảm xúc, ấn tượng (impressions). Các ấn tượng, hay cảm giác được coi là “nguồn gốc tuyệt đối” của nhận thức. Còn các ý niệm là sản phẩm của giai đoạn nhận thức cao hơn, nhưng kém sinh động hơn so với các ấn tượng mà nhận thức cảm tính đem lại. Chúng là sự sao chép lại các ấn tượng trong phạm vi của ý thức. “Tất cả các ý niệm đều được mô phỏng lại từ các ấn tượng”..
Các ý niệm và các xúc cảm được quy thành các dạng kinh nghiệm khác nhau, và duy nhất chúng tồn tại thực.
Theo quan niệm của Hium, một trong những nguyên lý tồn tại bẩm sinh trong con người là nguyên lý kết hợp (association). Bản chất của nguyên lý này thì không thể nhận thức được. Cơ chế sinh học tạo nên sự liên tưởng đó đầy bí ẩn. Có 3 dạng liên tưởng của ý niệm .Thứ nhất, là dạng liên tưởng theo sự giống nhau. Chẳng hạn, khi một người thân của chúng ta đi vắng, thì lúc nhìn chân dung người ấy, chúng ta lập tức liên tưởng tới anh ta. Thứ hai, là sự liên tưởng kế cận nhau trong không gian và thời gian. Chẳng hạn, chúng ta thường hay liên tưởng tới những cái bên cạnh mình, hoặc hay tiếp xúc với mình hơn những vật khác. Thứ ba, là sự liên tưởng nhân quả. Chẳng hạn, khi nhìn thấy bố thì chúng ta liên tưởng tới con, hoặc ngược lại... Đây là dạng liên tưởng thông dụng nhất.
Quan niệm về thế giới
Từ lập trường bất khả tri nghi ngờ cả sự tồn tại của thế giới bên ngoài. Hium phê phán các quan niệm duy vật coi vật chất như là thực thể của mọi vật. Bản thân vật chất, thực thể v.v. theo ông, “không là cái gì khác, ngoài tổng thể các ý niệm đơn giản liên hợp với nhau bởi sự tưởng tượng, và được gọi bằng cái tên, thông qua đó, chúng ta có thể gọi trên tổng thể đó trong trí nhớ của mình, hay trí nhớ của những người khác “.
Tuy vậy, mặc dù thực thể không tồn tại khách quan độc lập với chủ thể, nhưng tồn tại trong hư cấu con người, giúp con người nhận thức các mối liên hệ nhân quả giữa các hiện tượng trong chuỗi thời gian. “Nguyên nhân là một khách thể có trước khách thể khác, kế trước nó và có liên hệ với nó sao cho ý niệm của một trong số chúng quyết định trí tuệ tạo ra ý niệm của cái kia”. Tuy nhiên, ông phủ nhận toàn bộ các mối quan hệ nhân quả trong thế giới khách quan, coi mọi mối liên hệ nhân quả chỉ là sự cưỡng bức tinh thần chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ ý niệm, xúc cảm này đến ý niệm, xúc cảm khác. Mọi khoa học đều cần phải được diễn giải bằng các thuật ngữ tâm lý, bởi vì chúng chỉ là sự mô tả các xúc cảm và trạng thái tâm lý của con người.
Nhân bản học và các quan điểm chính trị - xã hội
Bằng hoài nghi của mình, Hium phê phán các quan niệm coi linh hồn con người như một thực thể. Không có vật chất mà cũng chẳng có tinh thần như những khái niệm cơ bản của triết học. Bản thân “con người không là cái gì khác ngoài sự liên hệ hay một chùm các giá trị khác nhau, cái này kế tiếp cái kia, và tất cả chúng nằm trong quá trình biến đổi một cách nhanh chóng lạ kỳ”. Do vậy, không tồn tại cái “tôi” như một thực thể bất tử. Một mặt, Hium chống tôn giáo vì nó chỉ đem lại những điều siêu thực và giả dối; mặt khác, ông lại mâu thuẫn với chính mình khi cho rằng con người vẫn phải tin vào các lực lượng siêu nhiên nhằm an ủi cuộc sống của mình, ông nói: “Nếu như triết học của tôi không bổ sung thêm một luận chứng nào nhằm bảo vệ tôn giáo, thì... nó cũng không tước đi của tôn giáo một cái gì”. Nghi ngờ mọi cái mà nhân loại đã đạt được từ trước tới giờ, không tin vào tất cả các chuẩn mực đạo đức, các quan niệm truyền thống... Hium luôn luôn nhấn mạnh phải “giữ gìn tính hoài nghi luận của mình trong mọi trường hợp của cuộc sống”.
Tác phẩm của Humi
· Ý niệm và ấn tượng.
· Luận đề về nhân quả
· Luận đề về quy nạp.
· Vấn đề về bản ngã
· Lý tính thực tiễn: thuyết công cụ và thuyết hư vô
· Thuyết luân lý dựa trên cảm tính.
· Ý chí tự do và thuyết quyết định.
· Luận đề miêu tả-quy chuẩn.
Nhìn chung thế giới quan của Hium cũng như của Béccơly thể hiện sự trăn trở cũng như tính phức tạp trong việc tìm một con đường đi hợp lý cho triết học, trong điều kiện phát triển của khoa học ở cuối thế kỉ XVII - nửa đầu thế kỷ XVIII, trong khi các quan điểm triết học trước đây không còn đáp ứng được vai trò của mình trong bối cảnh lịch sử mới. Dưới hình thức duy tâm duy thần bí, các quan niệm của Béccơly và Hium đặc biệt đề cao vai trò cá nhân con người, coi đó là vấn đề trung tâm của mọi vấn đề triết học và khoa học. Điều đó phù hợp với xu hướng đòi dân chủ và tự do cá nhân, đòi giải phóng nhân cách con người của giai cấp tư sản cách mạng nhằm đấu tranh xóa bỏ mọi gông cùm của thể chế xã hội và ý thức hệ phong kiến đang suy tàn. Vì thế ở phương Tây hiện nay, cả Béccơly và Hium đều là những nhà tư tưởng được ngưỡng mộ.
0 Nhận xét