PHẠM TRÙ:
TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN; NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
TẤT NHIÊN VÀ NGẪU NHIÊN
- Vật chất không chỉ là cái nôi tại tạo ra một con người mà đó còn là mối liên hệ của
con người với thế giới vật chất. Ý thức lại là sự phản ánh thế giới khách quan vào
bộ não con người. Sự tồn tại song song của hai mặt đối lập ấy làm nổi cộm lên nhiều
khúc mắc về mối quan hệ giữ vật chất và ý thức. Bàn luận về mối quan hệ giữa ý
thức và vật chất, ta không thể không quan tâm đến cặp phạm trù tất nhiên và ngẫu
nhiên.
- Các mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các bộ phận trong chúng xuất
hiện không giống nhau; có mối liên hệ do bản chất của sự vật, hiện tượng quy định,
từ đó sinh ra phạm trù tất nhiên, Có mối liên hệ do sự gặp nhau của những điều
kiện, hoàn cảnh bên ngoài quyết định, vì vậy chúng có thể xuất hiện mà cũng có thể
không xuất hiện, từ đó sinh ra phạm trù ngẫu nhiên. Do đó, khi phản ánh hiện thực
khách quan, con người nhận thức được tính không đơn nghĩa, không ngang giá trị
của các mối liên hệ khác nhau vốn có ở sự vật, hiện tượng nên phân loại chúng
thành nhóm các mối liện hệ nhất định phải xảy ra như thế (tất nhiên), có thể không
xảy ra, xảy ra thế này hay xảy ra thế khác (ngẫu nhiên).
I. Khái niệm:
- Trong quá trình vận động, phát triển của thế giới khách quan có rất nhiều sự biến
đổi, rất nhiều quá trình. Có những sự biến đổi, quá trình xảy ra là do bản chất, do
nguyên nhân bên trong của kết cấu vật chất quyết định, do đó cái tất nhiên sẽ xuất
hiện. Nhưng có những sự biến đổi, những quá trình xảy ra không phải do bản chất
của kết cấu vật chất, mà do nguyên nhân bên ngoài, do sự ngẫu hợp của nhiều hoàn
cảnh bên ngoài quyết định, do đó chúng có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện,
đó là cái ngẫu nhiên.
1.Ngẫu nhiên:
- Tất nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ bản chất, do nguyên nhân cơ bản bên trong
sự vật, hiện tượng quy định và trong điều kiện nhất định phải xảy ra đúng như thế
chứ không thể khác.
- Ví dụ: Trồng hạt ngô tất nhiên phải mọc lên cây ngô chứ không thể là một cây nào
khác.
2.Ngẫu nhiên:
- Ngẫu nhiên là phạm trù chỉ mối liên hệ không bản chất, do nguyên nhân, hoàn
cảnh bên ngoài quy định nên có thể xuất hiện, có thể không xuất hiện; có thể xuất
hiện thế này hoặc có thể xuất hiện thế khác.
- Ví dụ: Cây ngô tốt, hay không tốt là do chất đất, thời tiết, độ ẩm bên ngoài hạt ngô
quy định. Đây chính là ngẫu nhiên.
II. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên:
1/ Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại một cách khách quan, ở bên ngoài và độc lập
với ý thức của con người:
- Dù con người có nhận thức được hay chưa, tất nhiên và ngẫu nhiên luôn tồn tại
và phát huy vai trò của nó đối với sự phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Trong quá trình phát triển của sự vật, tất nhiên và ngẫu nhiên đều có vai trò quan
trọng:
• Cái tất nhiên có tác dụng chi phối sự phát triển của sự vật.
• Cái ngẫu nhiên có ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của sự vật, có thể
làm cho sự phát triển đó diễn ra nhanh hoặc chậm.
- Ví dụ: Đất đai, thời tiết không quyết định đến việc hạt ngô nảy mầm lên cây ngô,
nhưng đất đai, thời tiết lại có tác động làm cho hạt ngô nhanh hay chậm nảy mầm
thành cây ngô.
2/ Tất nhiên và ngẫu nhiên là hai mặt thống nhất và đối lập:
- Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất hữu cơ với nhau. Sự thống
nhất hữu cơ này thể hiện ở chỗ: cái tất nhiên bao giờ cũng thể hiện sự tồn tại của
mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiên là hình thức biểu hiện của
cái tất nhiên, đồng thời là cái bổ sung cho cái tất nhiên.
- F. Engels nhận xét: “Sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử là tất nhiên
do nhu cầu xã hội phải giải quyết những nhiệm vụ chín muồi của lịch sử tạo nên.
Nhưng nhân vật đó là ai lại không phải cái tất nhiên, vì cái đó không phụ thuộc vào
tiến trình chung của lịch sử. Nếu gạt bỏ nhân vật này thì nhân vật khác sẽ xuất hiện
thay thế. Người thay thế này có thể tốt hơn hoặc xấu hơn, nhưng cuối cùng nhất
định nó phải xuất hiện”.
- Ví dụ: Sự xuất hiện lãnh tụ của giai cấp vô sản có quan điểm duy vật về lịch sử giữa
thế kỉ XIX là nhu cầu tất yếu của sự phát triển của thực tiễn xã hội. Nhưng người
đầu tiên đó là C.Mác và Ph.Ăngghen lại là điều ngẫu nhiên.
- Như vậy ở đây cái tất nhiên như là khuynh hướng chung của sự phát triển.
Khuynh hướng đó không tồn tại thuần tuý, biệt lập, mà được thể hiện dưới hình
thức cái ngẫu nhiên. Cái ngẫu nhiên cũng không tồn tại thuần tuý mà luôn là hình
thức thể hiện của cái tất nhiên. Trong cái ngẫu nhiên ẩn giấu cái tất nhiên.
3/ Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hóa cho nhau:
- Tất nhiên và ngẫu nhiên trong quá trình vận động của sự vật và trong những điều
kiện xác định có thể chuyển hóa cho nhau. Không được hiểu chuyển hóa giữa tất
nhiên và ngẫu nhiên theo nghĩa tất nhiên chuyển thành ngẫu nhiên, mà phải hiểu,
cái này, trong mối quan hệ này được coi là tất nhiên thì trong mối quan hệ khác có
thể được coi là ngẫu nhiên. Cũng vì vậy, ranh giới giữa cái tất nhiên và ngẫu nhiên
cũng chỉ là tương đối. Có cái thông qua những mặt này hay trong mối quan hệ này
là cái ngẫu nhiên, nhưng thông qua những mặt khác hay trong mối quan hệ khác
thì lại là biểu hiện của cái tất nhiên và ngược lại. Do vậy, muốn biết cái gì là tất nhiên
hay ngẫu nhiên chúng ta phải đặt nó trong mối quan hệ xác định. Chúng ta cần lưu
ý tới đặc điểm này để tránh cái nhìn cứng nhắc khi xem xét sự vật, hiện tượng.
- Ví dụ: Việc trao đổi vật này lấy vật khác trong xã hội công xã nguyên thủy lúc đầu chỉ
là việc ngẫu nhiên. Vì khi đó lực lượng sản xuất thấp kém, mỗi công xã chỉ sản xuất
đủ cho riêng mình dùng, chưa có sản phẩm dư thừa. Nhưng về sau, nhờ có sự phân
công lao động, kinh nghiệm sản xuất của con người cũng được tích lũy. Con người
đã sản xuất được nhiều sản phẩm hơn, dẫn đến có sản phẩm dư thừa. Khi đó sự
trao đổi sản phẩm trở nên thường xuyên hơn và biến thành một hiện tượng tất
nhiên của xã hội.
III. Mối tương quan:
- Phạm trù tất nhiên có quan hệ với phạm trù "cái chung", "nguyên nhân", tính quy
luật, nhưng không đồng nhất với những phạm trù đó. Cái tất yếu là cái chung,
nhưng không phải mọi cái chung đều là tất yếu. Nếu cái chung được quyết định bởi
bản chất nội tại của sự vật, khi đó cái chung gắn liền với cái tất nhiên, là hình thức
thể hiện của cái tất nhiên. Nếu cái chung không được quyết định bởi bản chất nội
tại, mà chỉ là những sự lặp lại một số những thuộc tính khác ổn định nào đấy của
sự vật, khi đó cái chung là hình thức thể hiện của cái ngẫu nhiên. Và không phải chỉ
4
có cái tất nhiên mới có nguyên nhân, mà cả ngẫu nhiên và tất nhiên đều có nguyên
nhân. Đồng thời cũng không nên cho những hiện tượng con người chưa nhận thức
được nguyên nhân là hiện tượng ngẫu nhiên, còn những hiện tượng con người đã
nhận thức được nguyên nhân và chi phối được nó là cái tất nhiên. Tất nhiên và ngẫu
nhiên đều có quy luật, những quy luật quy định sự xuất hiện cái tất nhiên khác với
quy luật quy định sự xuất hiện cái ngẫu nhiên.
IV. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Thứ nhất, tất nhiên là cái nhất định phải xảy ra đúng như thế, nên trong thực tế
ta cần dựa vào cái tất nhiên chứ không thể dựa vào cái ngẫu nhiên. Hiểu được tính
tất nhiên tức là đã nắm được quy luật khách quan của quá trình.
- Thứ hai, tất nhiên không tồn tại dưới dạng thuần túy nên trong hoạt động nhận
thức chỉ có thể chỉ ra được tất nhiên bằng cách nghiên cứu những ngẫu nhiên mà
tất nhiên phải đi qua.
- Thứ ba, ngẫu nhiên có ảnh hưởng đến nhịp độ phát triển, thậm chí còn có thể làm
cho tiến trình phát triển của sự vật, hiện tượng đột ngột biến đổi. Do vậy, không
nên bỏ qua ngẫu nhiên mà phải có những phương án dự phòng trường hợp các sự
cố ngẫu nhiên xuất hiện bất ngờ.
- Thứ tư, ranh giới giữa tất nhiên và ngẫu nhiên chỉ là tương đối, nên sau khi nhận
thức được các điều kiện có thể tạo ra sự chuyển hóa trên, có thể tạo ra điều kiện
thuận lợi để "biến" ngẫu nhiên phù hợp với thực tiễn thành tất nhiên và tất nhiên
không phù hợp thực tiễn thành ngẫu nhiên.
- Ví dụ:
- Dựa trên cơ sở quan hệ tất nhiên và ngẫu nhiên này con người có thể uốn cây cảnh theo con vật mình ưa thích, bác sĩ có thể nẹp răng cho trẻ em để răng đều đẹp, …
- Trong cơ chế thị trường thì việc tồn tại nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần là tất yếu. Nhưng tồn tại như thế nào, trong những giai đoạn lịch sử nào thì lại là điều kiện ngẫu nhiên định hướng sự phát triển của nền kinh tế xã hội.
NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC
- Việc nhận thức nội dung và hình thức sự vật, hiện tượng và sự hình thành các khái
niệm về chúng được thực hiện trong quá trinh nhận thức từ những mối liên hệ
nhân quả này sang mối liên hệ nhân quả khác, từ những đặc tính này sang những
đặc tính khác của sự vật, hiện tượng ấy.
I. Khái niệm:
- Nội dung là khía cạnh quyết định các đặc tính của tổng thể, là tổng thể của tất cả
các thành phần của một đối tượng
- các thuộc tính, các quá trình bên trong, các
quan hệ, mâu thuẫn và khuynh hướng của nó. Nói cách khác nội dung là tổng hợp
tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
- Ví dụ: Những nguyên liệu làm nên một chiếc bánh ( bột mì, trứng, sữa, bơ…) là nội
dung.
Hình thức
- Hình thức là phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên
hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của nó.
- Ví dụ: Bao bì, tạo hình, màu sắc của chiếc bánh là hình thức.
II. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức:
- Mối quan hệ giữa nội dung và hình thức được mô tả như một thể thống nhất, gần
như là một sự chuyển đổi của cái này thành cái kia. Tuy nhiên, sự thống nhất này là
tương đối. Trong hai phạm trù có liên quan với nhau, nội dung thể hiện khía cạnh
di động, năng động của tổng thể; hình thức liên quan đến các kết nối ổn định của
một đối tượng. Sự chênh lệch giữa nội dung và hình thức cuối cùng được giải quyết
bằng cách “lột xác” hình thức cũ và xuất hiện một hình thức mới, tương xứng với
nội dung đang phát triển.
1/ Nội dung và hình thức bao giờ cũng là một thể thống nhất gắn bó với nhau:
- Không có hình thức nào lại không chứa đựng một nội dung và không có nội dung
nào lại không tồn tại trong một hình thức nhất định (không có nội dung nói chung
chỉ có nội dung cụ thể, không có hình thức thuần túy mà chỉ có hình thức của một
nội dung nhất định). Nội dung và hình thức là sự thống nhất của hai mặt đối lập,
liên hệ tác động và chuyển hóa lẫn nhau. Nội dung và hình thức cũng chỉ là sự phân
biệt tương đối, có cái ở mối liên hệ này là nội dung, ở mối liên hệ khác là hình thức.
- Ví dụ: Lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức (với tư cách là
cơ sở hạ tầng thì nó lại là nội dung còn thượng tầng là hình thức).
2/ Không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với nhau:
- Dựa trên sự phân tích của chủ nghĩa Marx về các đặc điểm của sự phát triển là
cuộc đấu tranh giữa nội dung và hình thức, các thời điểm cấu thành của chúng là
sự biến đổi nội dung thành hình thức và hình thức thành nội dung, và “lấp đầy”
hình thức cũ bằng nội dung mới, Lenin đưa ra luận điểm quan trọng rằng: “Bất kỳ
cuộc khủng hoảng nào, thậm chí bất kỳ bước ngoặt nào, trong một quá trình phát
triển đều không tránh khỏi dẫn đến sự khác biệt giữa hình thức cũ và nội dung mới”
( Poln.sobr.soch, Xuất bản lần thứ 5, tập 27, trang 84).
- Ví dụ: Trong giai đoạn chủ nghĩa đế quốc, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, là hình
thái của lực lượng sản xuất của xã hội tư bản, tụt hậu và cản trở sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Có nhiều cách giải quyết mâu thuẫn giữa nội dung và hình thức.
Hình thức cũ, không còn tương ứng với nội dung mới, có thể hoàn toàn bị gạt sang
một bên. Nếu hình thức cũ được sử dụng mặc dù có những thay đổi đáng kể về nội
dung những hình thức không thay đổi, thì nội dung mới “có thể và phải thể hiện
dưới mọi hình thức, cả mới và cũ; nó có thể và phải tái tạo, chinh phục, và khuất
phục mọi hình thức, không chỉ cái mới, mà cả cái cũ ”( Sđd , tập 41, trang 89).
3/ Hình thức không thụ động mà tác động ngược lại nội dung:
- Tuy nội dung giữ vai trò quyết định so với hình thức nhưng điều đó không có nghĩa
là hình thức chỉ “ngoan ngoãn” đi theo nội dung. Trái lại, hình thức luôn độc lập
nhất định và tác động tích cực trở lại nội dung. Khi phù hợp với nội dung, hình
thức sẽ thúc đẩy sự phát triển của nội dung. Ngược lại, nếu không phù hợp, hình
thức sẽ kìm hãm nội dung phát triển.
- Khái niệm hình thức phát triển tốt đầu tiên được xây dựng bởi các nhà nguyên tử
Hy Lạp, họ tin rằng hình thức thể hiện một trong những yếu tố quyết định quan
trọng nhất của nguyên tử và xác định tổ chức không gian của cấu trúc của một cơ
thể. Plato coi hình thức là yếu tố quyết định thực sự của một cơ thể như một thực
thể tồn tại độc lập với thế giới vạn vật tự nhiên. Giải quyết vấn đề về mối quan hệ
của thế giới hình thức (ý niệm) với thế giới vật chất từ quan điểm duy tâm, Platon
cho rằng sự vật cảm tính nảy sinh từ tác động qua lại của hình thức và vật chất,
trong đó hình thức đóng vai trò chủ động, quyết định. - Sự tác động qua lại giữa nội dung và hình thức diễn ra trong suốt quá trình phát
triển của sự vật. Lúc đầu, những biến đổi trong nội dung chưa ảnh hưởng đến hệ
thống mối liên hệ tương đối bền vững của hình thức. Nhưng khi những biến đổi đó
tiếp tục diễn ra thì tới một lúc nào đó, hệ thống mối liên hệ tương đối cứng nhắc
đó trở nên chật hẹp và kìm hãm sự phát triển của nội dung. Lúc này, hình thức
không phù hợp với nội dung nữa. Tới một lúc nào đó, nội dung và hình thức xung
đột sâu sắc. Nội dung mới sẽ phá bỏ hình thức cũ, hình thức mới sẽ hình thành.
Trên cơ sở hình thức mới, nội dung mới tiếp tục biến đổi, phát triển và chuyển sang
trạng thái mới về chất.
4/ Nội dung quyết định hình thức:
- Trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, nội dung có vai trò quyết định
đến hình thức. Nội dung bao giờ cũng là mặt động nhất; nó có khuynh hướng chủ
đạo là biến đổi. Còn hình thức là mặt tương đối bền vững; khuynh hướng chủ đạo
của nó là ổn định. Sự biến đổi, phát triển của sự vật bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến
đổi, phát triển của nội dung. Còn hình thức cũng biến đổi, nhưng chậm hơn, ít hơn
so với nội dung. Khi nội dung biến đổi thì hình thức buộc phải biến đổi theo cho
phù hợp với nội dung mới.
- G.Bruno là nhà triết học hiện đại đầu tiên cố gắng vượt qua chủ nghĩa duy tâm
trong khái niệm vật chất và hình thức. Ý tưởng của ông được phát triển bởi F.Bacon,
R.Descartes, R.Boyle, và T.Hobbes. Descartes và những người theo ông đã giảm bớt
sự giàu có của các vật tự nhiên xuống các kích thước và đặc tính không gian, trong
khi Bacon, tính đến nhiều phẩm chất của vật chất, khẳng định ý tưởng rằng vật chất
có ưu thế hơn hình thức nhưng cả hai tạo thành một tổng thể.
- Ví dụ: Lực lượng sản xuất là nội dung, quan hệ sản xuất là hình thức. Lực lượng sản
xuất với tư cách là nội dung bắt đầu biến đổi công cụ sản xuất, là yếu tố động, quan
hệ sản xuất với tư cách là hình thức nó tĩnh tại, ổn định hơn, có biến đổi những biến
đổi chậm hơn. -> Mâu thuẫn
III. Ý nghĩa phương pháp luận:
- Vì nội dung và hình thức về cơ bản luôn thống nhất với nhau. Vì vậy, trong hoạt
động nhận thức và thực tiễn cần chống khuynh hướng tách rời nội dung khỏi hình
thức cũng như tách rời hình thức khỏi nội dung.
- Phải biết sử dụng sáng tạo nhiều hình thức khác nhau trong hoạt động thực tiễn.
Bởi lẽ, cùng một nội dung có thể thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đồng
thời, phải chống chủ nghĩa hình thức.
- Vì nội dung quyết định hình thức, nhưng hình thức có ảnh hưởng quan trọng tới
nội dung. Do vậy, nhận thức sự vật bắt đầu từ nội dung nhưng không coi nhẹ hình
thức. Phải thường xuyên đối chiếu xem xét xem giữa nội dung và hình thức có phù
hợp với nhau không, để chủ động thay đổi hình thức cho phù hợp.
- Khi hình thức
đã lạc hậu, nhất định phải đối mới cho phù hợp với nội dung, tránh bảo thủ.
Vận dụng cặp phạm trù nội dung và hình thức
Trong cuộc sống ngày nay có không ít người quá quan tâm, chú trọng đến hình thức
bên ngoài. Họ chăm lo chỉnh trang, cải thiện mặt tiền như nhà cửa, xe cộ, y phục,
trang sức… kể cả cố tìm kiếm một chức vị hư danh với đời và cố che giấu đi hậu
phương xơ xác tiêu điều. Về phương diện tinh thần, những giá trị sống thâm thúy
như cái nghĩa, cái tình dần dà trở nên thừa thãi, ít người lưu tâm; những phẩm chất
của đời sống như sự an tịnh và thuần hóa tâm hồn thanh cao hướng thượng không
mấy người thành tựu. Vì thế con người hiện đại có vẻ văn minh và thành đạt về
hình thức bên ngoài nhưng tâm hồn lại trống rỗng, cằn cối và nghèo nàn các chất
liệu hạnh phúc. Thế nhưng từ xa xưa cho đến mãi về sau con người vẫn chớp
nhoáng với các hình thức bên ngoài. “Trông mặt mà bắt hình dong” là một tục ngữ
nêu rõ nhận thức không hề dễ dàng thay đổi. Vậy nên, sự nông cạn trong việc đánh
giá, nhận định về người khác để về sau ân hận, hối tiếc về sự hời hợt của mình vẫn
thường xảy ra. Vì vậy, đừng chỉ nhìn bề ngoài mà đưa ra đánh giá, kết luận về nội
dung bên trong.
Thành viên nhóm 3
-Trần Dĩ Hà Phương Anh (21140059)
-
Nguyễn Quốc Huy (21140015)
-
Lê Hoàng Thục Ngân (21140028)
-
Huỳnh Hoàng Oanh (21140076)
-
Trần Anh Thư (21140048)
0 Nhận xét